CẨM NANG ĐỐI PHÓ VỚI THỜI TIẾT LẠNH DÀNH CHO NGƯỜI BỊ CÁC BỆNH XƯƠNG KHỚP

Những ngày cuối tháng 12 thời tiết bắt đầu se lạnh , mọi người ai cũng nôn nao chuẩn bị đón một mùa giáng sinh an lành và năm mới với nhiều may mắn tài lộc . Tuy nhiên , đối với những người bị mắc các bệnh về xương khớp thì thời tiết lạnh quả là một cực hình . Bởi vì khi trời trở lạnh bệnh nhân mắc bệnh xương khớp sẽ cảm thấy các khớp đau nhức, đơ cứng, đặc biệt là ở các khớp vùng lưng, gối, vai gáy, cổ tay, bàn chân… Hậu quả là gây khó vận động, đi lại, các thói quen sinh hoạt hàng ngày hay thậm chí giấc ngủ cũng không được yên vì cơn đau khớp hành hạ. Hẵn là không ai có thể vui vẽ và hạnh phúc khi đón giáng sinh trong sự khó chịu và đau đớn như vậy . Vậy liệu có cách nào để bệnh nhân bị viêm khớp đón giáng sinh và năm mới mà không bị hành hạ bởi những căn bệnh về xương khớp ? Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bệnh nhân bị xương khớp cẩm nang để đối phó với căn bệnh xương khớp khi thời tiết trở lạnh.

Ngày đăng: 19-12-2017

1,740 lượt xem

Vì sao mùa đông bệnh xương khớp lại gia tăng

Theo đông y , nguyên nhân dẫn đến bệnh đau xương khớp là  do những tác động bên ngoài của thời tiết như: phong , hàn , thấp  xâm phạm vào cơ thể làm cho khí huyết vận hành trong các mạch lạc không thông và dẫn đến tắc  gây ra đau khớp. Khi trời lạnh các yếu tố hàn và thấp (lạnh và ẩm) xâm nhập vào cơ thể càng cao làm cho căn bệnh xương khớp ngày càng trầm trọng hơn .

Còn theo các chuyên gia xương khớp bên Tây y thì giải thích rằng :  khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống đột đột, cơ thể thường có xu hướng cố trữ năng lượng khiến máu lưu thông kém hơn bình thường, đồng thời cũng làm giảm lưu thông của dịch khớp – giữ vai trò như tấm đệm hạn chế sự cọ xát giữa các đầu xương, khiến các khớp trở nên khô cứng, khó cử động. Với những người mắc bệnh xương khớp lâu năm, đặc biệt là thoái hóa khớp, khi sụn và xương dưới sụn bị tổn thương kèm theo sự lưu thông dịch khớp giảm đi làm cho sự cọ xát giữa các đầu xương tăng lên, gây đau nhức nhiều hơn.

Mặt khác, vào mùa mưa, áp suất khí quyển giảm và độ ẩm tăng khiến cho các khớp giãn ra và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh sụn khớp và xương dưới sụn hư tổn nên bệnh nhân cảm nhận rõ hơn các cơn đau, đặc biệt với người thoái hóa khớp nặng sẽ thấy đau dữ dội khi vận động.

Người bệnh xương khớp cần làm gì để đối phó với thời tiết lạnh ?

1. Luôn giữ ấm cơ thể

Lạnh và ẩm ướt chính là yếu tố thúc đẩy cơn đau nhiều hơn ở xương, khớp. Do đó, việc đầu tiên để “chống chọi” với các cơn đau khớp là giữ ấm cơ thể nói chung và làm ấm khớp nói riêng. Vào thời điểm trời mưa, trở lạnh, ngay cả khi ở trong nhà, người bệnh cần mặc ấm, dùng khăn quàng cổ, găng tay, tất… đặc biệt cần hạn chế tiếp xúc nước hay mưa lạnh.

Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, có thể làm ấm xung quanh vị trí đau bằng dầu hoặc chườm nóng để giúp cơ bắp thư giãn và đỡ đau hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là cách “đối phó” triệu chứng tạm thời bởi không giải quyết tận gốc nguyên nhân gây đau xương khớp. Mặt khác, việc sử dụng dầu nóng quá nhiều còn có thể gây bỏng, dị ứng và đau nhiều hơn. 

2. Vận động và tập luyện thể dục nhẹ nhàng

Khi bị đau nhức xương khớp, nhiều người không dám vận động, đi lại, thậm chí chỉ ngồi hay nằm một chỗ. Theo các chuyên gia, nếu không vận động, các khớp sẽ trở nên cứng lại, sụn khớp và xương dưới sụn không được nuôi dưỡng sẽ nhanh hư tổn, gây đau nhiều hơn

Tuy nhiên, cần tránh vận động mạnh cũng như tập các môn thể thao cường độ cao như điền kinh, bóng đá, tennis… do khớp đã có dấu hiệu thoái hóa mà còn phải vận động với tần suất cao sẽ khiến tổn thương càng nặng hơn.

Vì thế, người bệnh nên vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng, có thể tập 5-10 phút/lần, 3 lần/ngày. Điều này giúp cho máu huyết lưu thông tốt và tạo điều kiện vận chuyển dưỡng chất đến sụn khớp, hạn chế tình trạng xơ cứng, dính khớp.

3. Dừng ngay việc dùng thuốc giảm đau nhanh

Dù các chuyên gia đã cảnh báo thuốc kháng viêm, giảm đau chỉ có tác dụng nhất thời mà không thể làm hồi phục sụn khớp và xương dưới sụn bị thoái hóa nhưng nhiều người vẫn phớt lờ điều này. Việc dùng thuốc giảm đau thường xuyên và dài ngày không chỉ gây tác dụng phụ như đau/loét dạ dày mà còn gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nghiêm trọng hơn cả, sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ làm mờ triệu chứng bệnh khớp khiến bệnh diễn tiến âm thầm theo chiều hướng xấu, sụn và xương dưới sụn bị phá hủy nặng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị.

4. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý

Người bệnh xương khớp nên dùng các loại thực phẩm như :

-Trà: trà xanh và các loại trà thảo dược có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm rất tốt cho những người bị viêm khớp. Người bị viêm khớp có thể dùng các loại trà thảo dược, trà xanh thay nước lọc hàng ngày.

Một trong những loại trà tốt nhất mà bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp nên dùng là trà bancha (trà 3 năm) . Đây là loại trà có tính kiềm cao giúp sát khuẩn, làm ấm cơ thể , giải độc  (rượu, thức ăn, chất độc, hóa chất) lọc máu kích thích tiêu hóa…hỗ trợ cho nhiều loại bệnh . Bạn có thể tìm hiểu thêm về trà bancha tại đây 

Việc bổ sung thêm một ít nước tinh khiết bởi vì nước cũng có tác dụng trong việc tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương.

-Các loại  hải sản, cá ngừ, cá thu, cá hồi… giàu chất omega 3, omega 6 tốt cho bệnh nhân viêm khớp. Tuy nhiên không nên sử dụng nhiều, 70g protein mỗi ngày là lượng vừa đủ với người bị viêm khớp.

Trứng: Trứng được coi là một sản phẩm hoàn hảo, nhiều chất dinh dưỡng tốt, được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm khớp.

Các loại thực phẩm người bị bệnh xương khớp nên tránh :

-Muối: Muối được các chuyên gia khuyến cáo là không nên sử dụng cho người bị viêm khớp. Để hạn chế muối trong bữa ăn cách tốt nhất nên tập thói quen nấu các món ăn mà không dùng muối. Ngoài ra đồ ăn nhanh cũng không nên sử dụng bởi trong đồ ăn nhanh thường sử dụng rất nhiều muối.

-Cà phê: Người bi bệnh xương khớp không nên uống cà phê, vì chất cafein có trong cà phê sẽ khiến cho bệnh viêm khớp của bạn trở nên tồi tệ hơn.

-Soda: nói không với soda sẽ làm cho những cơn đau nhức do viêm khớp không tăng nặng thêm.

-Bột mì: Bạn không nên ăn bột mì dưới bất kì hình thức nào, bởi bột mì sẽ tình trạng viêm khớp của bạn tăng lên.

-Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai,…không nên sử dụng cho các trường hợp viêm khớp.

5. Dùng các biện pháp chăm sóc ngoại khoa

Có thể ngâm nước muối ấm bàn tay, bàn chân, sử dụng túi chườm nóng, lò sưởi, điều hoà nhiệt độ…

Bệnh nhân xương khớp có thể dùng các loại thuốc xoa bóp giúp mát xa , làm nóng ấm các phần bị đau giúp giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh .

Để chữa dứt các bệnh về xương khớp mãn tính một cách an toàn hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc tây các bạn cần áp dụng phương pháp thực dưỡng . Phương pháp thực dưỡng là một giải pháp đơn giản và an toàn để chữa dứt điểm nhiều bệnh mãn tính nan y một cách kì diệu như : xương khớp , tiểu đường, huyết áp , tim mạch , ung thư ...  dựa trên chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với các bài tập thể dục và sử dụng thêm một số thảo dược tự nhiên . Để tìm hiểu thêm về cách trị bệnh xương khớp bằng phương pháp thực dưỡng  các bạn có thể xem thêm các bài viết sau : 

HƯỚNG DẪN TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG -PHẦN 1 : NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG 

HƯỚNG DẪN TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG -PHẦN 2: ĂN UỐNG

HƯỚNG DẪN TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG -PHẦN 3: CHĂM SÓC NGOẠI KHOA

HƯỚNG DẪN TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG -PHẦN 4: KINH NGHIỆM HỮU ÍCH

HƯỚNG DẪN TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG -PHẦN 5: CÁC LOẠI THUỐC HỖ TRỢ 


LƯU Ý :

Phương pháp Thực Dưỡng Hiện Đại là phương pháp ĂN UỐNG, SINH HOẠT, và VẬN ĐỘNG CƠ THỂ phù hợp với quy luật tự nhiên nhằm giúp KHÔI PHỤC HỆ LẠI HỆ  MIỄN DỊCH từ đó kích hoạt KĨ NĂNG TỰ CHỮA LÀNH của cơ thể . Đây KHÔNG PHẢI là PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH hay phương pháp ăn GẠO LỨT MUỐI MÈ (hay phương pháp ĂN SỐ 7) trong thời gian dài như mọi người vẫn nhầm tưởng . 

Thông tin trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị từ nhân viên y tế. Khi có vấn đề về sức khỏe hoặc cần hỗ trợ cấp cứu người đọc cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa.


                          


HỖ TRỢ TƯ VẤN SẢN PHẨM MIỄN PHÍ 


HOT LINE : 0968 62 63 09


 Zalo (Viber) : 0968 62 63 09

QUÉT MÃ ZALO QR CODE KẾT BẠN


FACEBOOK

>>> Chat FACE BOOK Click vào đây<<< 

-Email:thucduongthienan@gmail.com


DANH MỤC SẢN PHẨM 




            TRÀ DƯỠNG SINH                                    BỘT SẮN DÂY NGUYÊN CHẤT SADATA

                       

        >>> CLICK ĐỂ XEM<<<                                 >>> CLICK ĐỂ XEM<<< 


 DỤNG CỤ NHÀ BẾP THỰC DƯỠNG

>>> CLICK ĐỂ XEM<<< 

>>> CLICK ĐỂ XEM<<< 


         SẢN PHẨM HỖ TRỢ                                NGŨ CỐC, ĐẬU, HẠT

       

>>> CLICK ĐỂ XEM<<<                         >>> CLICK ĐỂ XEM<<< 


    TƯƠNG TAMARI (TƯƠNG 3 NĂM)                      BỘT DENTI

                   

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Tổng truy cập 2,400,036

Đang online6

// ko cho copy //ko cho Right Click chuột