Đau dây thần kinh tọa là tình trạng đau dây thần kinh hông, là một dây thần kinh lớn và dài nhất cơ thể, kéo dài từ thắt lưng đến tận các ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối mọi hoạt động của chân, góp phần làm nên các động tác co duỗi, đi lại, đứng lên ngồi xuống của 2 chân, chính vì vậy khi dây thần kinh này bị tổn thương sẽ làm cho bệnh nhân rất khó chịu, thường xuyên đau nhức, đi lại, đứng lên ngồi xuống rất khó khăn và gây đau.
Ngày đăng: 30-11-2017
2,213 lượt xem
Căn bệnh này hay gặp ở lứa tuổi 30-60, nhất là những người lao động chân tay nặng nhọc. Các nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, ba-lê, cử tạ... làm tăng nguy cơ xuất hiện và tái chứng đau thần kinh tọa.
Biểu hiện của bệnh đau dây thần kinh tọa.
Khởi đầu đau dây thần kinh tọa rất khác nhau tùy từng nguyên nhân. Nhìn chung có những dấu hiệu sau:
Đau tự nhiên, xuất phát từ thắt lưng và lan xuống dưới chân, có khi chỉ xuống tới mông, tới đùi hay xuống tận bàn chân. Nếu tổn thương thắt lưng (L5) thì lan từ thắt lưng xuống mông ra mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, trước mắt cá ngoài, mu bàn chân, đến ngón chân cái. Tổn thương thắt lưng cùng (S1) thì đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, gót, lòng bàn chân, bờ ngoài bàn chân đến ngón út. Thường đau liên tục, có khi có cơn bộc phát, nhưng cũng có thể giảm hay hết đau khi nằm… Mức độ đau rất thay đổi từ đau âm ỉ cho tới đau dữ dội không chịu được, đau tăng lên khi ho, hắt hơi, có khi chỉ thấy dị cảm mà không thấy đau.
Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân xuất phát từ cột sống thắt lưng chiếm tỷ lệ cao hơn cả mà chủ yếu là do thoái hóa cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm (lồi đĩa đệm). Thống kê cho thấy, 70 – 90% nguyên nhân thoát vị đĩa đệm gây nên đau thần kinh tọa. Đĩa đệm có nhiệm vụ như một bộ phận làm “giảm xóc” bảo vệ cho cơ thể khi có lực nén tác động vào cột sống. Nếu tác động mạnh, đột ngột lên đĩa đệm thì có thể làm cho các vòng sợi bị rách và nhân nhày bị đẩy ra ngoài, hoặc chui vào ống sống, chui vào vị trí thoát ra của rễ thần kinh thắt lưng số 5 và cùng 1 gây chèn ép rễ thần kinh và gây đau. Ở người đang độ tuổi lao động khi làm việc nặng, quá sức, sai tư thế rất có thể bị tổn thương đĩa đệm. Ở người cao tuổi, đau thần kinh tọa thường do thoái hóa đĩa đệm nên bệnh thường diễn tiến mạn tính và hay tái phát.
Đau thần kinh tọa có thể do có sự biến đổi bất thường ở đốt sống thắt lưng như đốt sống bị trượt ra trước hoặc ra sau, trượt đốt sống cũng hay gặp trên một người có thoái hóa đốt sống thắt lưng.
Đau thần kinh tọa cũng có thể do u xương sống, nhiễm khuẩn (lao cột sống, viêm do tụ cầu…), viêm khớp cùng chậu, ung thư ở cơ quan khác di căn đến hoặc viêm đốt sống thắt lưng (làm thu hẹp ống sống thắt lưng, chèn ép rễ thần kinh), hoặc do viêm cột sống dính khớp.
Ngoài ra, đau thần kinh tọa có thể có liên quan đến chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh tọa, gãy xương cột sống thắt lưng, gãy xương chậu, do tiêm trực tiếp vào dây thần kinh tọa hay do tiêm thuốc thuốc dạng dầu ở mông an tới dây thần kinh toạ, phẫu thuật áp-xe mông. Các khối u: màng tủy, đốt sống, u thần kinh, u di căn từ các ung thư biểu mô tuyến tiền liệt, vú, phổi, thận, đường tiêu hoá, bệnh đa u tủy xương, u lympho. Nhiễm khuẩn cột sống: viêm cột sống do tụ cầu, thường gặp sau các nhiễm khuẩn ngoài da, tiết niệu, phổi; viêm cột sống do lao, thứ phát sau lao phổi; áp-xe ngoài màng cứng…
Khi bị đau thần kinh tọa, nếu không được trị liệu kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và sức lao động, lâu dần sẽ bị teo cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đại tiểu tiện không tự chủ và có thể gây tàn phế. Nếu phát hiện và hỗ trợ điều trị sớmkhi chưa bị biến chứng thì bệnh sẽ bình phục hoàn toàn.
Các phương pháp chữa trị đau dây thần kinh tọa
Theo các bác sỹ về bệnh xương khớp , Việc điều trị đau thần kinh tọa phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Trong thời gian đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.
Về vật lý trị liệu, có thể chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm, tắm bùn, đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cho trường hợp lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Nên kết hợp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.
Phẫu thuật được chỉ định khi: điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng; hoặc có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn; bệnh nhân đau dữ dội, đau tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động.
Phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa
Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.
Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.
Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.
Để chữa dứt các bệnh về xương khớp mãn tính một cách an toàn hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc tây các bạn cần áp dụng phương pháp thực dưỡng . Phương pháp thực dưỡng là một giải pháp đơn giản và an toàn để chữa dứt điểm nhiều bệnh mãn tính nan y một cách kì diệu như : xương khớp , tiểu đường, huyết áp , tim mạch , ung thư ... dựa trên chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với các bài tập thể dục và sử dụng thêm một số thảo dược tự nhiên . Để tìm hiểu thêm về cách trị bệnh xương khớp bằng phương pháp thực dưỡng các bạn có thể xem thêm các bài viết sau :
HƯỚNG DẪN TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG -PHẦN 2: ĂN UỐNG
HƯỚNG DẪN TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG -PHẦN 3: CHĂM SÓC NGOẠI KHOA
HƯỚNG DẪN TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG -PHẦN 4: KINH NGHIỆM HỮU ÍCH
HƯỚNG DẪN TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG -PHẦN 5: CÁC LOẠI THUỐC HỖ TRỢ
HỖ TRỢ TƯ VẤN SẢN PHẨM MIỄN PHÍ
HOT LINE : 0968 62 63 09
QUÉT MÃ ZALO QR CODE KẾT BẠN
>>> Chat FACE BOOK Click vào đây<<<
-Email:thucduongthienan@gmail.com
DANH MỤC SẢN PHẨM
SẢN PHẨM HỖ TRỢ NGŨ CỐC, ĐẬU, HẠT
>>> CLICK ĐỂ XEM<<< >>> CLICK ĐỂ XEM<<<
TƯƠNG TAMARI (TƯƠNG 3 NĂM) BỘT DENTI
Gửi bình luận của bạn