Môi trường ô nhiễm cộng với lối sống sai lầm của con người hiện đại đã làm gia tăng đáng kể tỉ lệ những người mắc các bệnh nan y như : ung thư , tim mạch , tiểu đường , huyết áp...và đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều những chủng virus nguy hiểm mà điển hình nhất trong thời điểm hiện nay là chủng virus gây viêm đường hô hấp cấp Sars – cov-2 (Covid 2019) . Covid 2019 đã bùng phát mạnh mẽ trên toàn thế giới cướp đi sinh mạng của hàng triệu người , gây ra thiệt những hại kinh tế về kinh tế và xã hội chưa từng có. Trong lúc cả thế giới vẫn đang gồng mình chống chọi và loay hoay tìm tòi ra vaccin đặc trị để ngăn chặn sự lây lan của chủng virus này thì cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mình chính là áp dụng các biện pháp để nâng cao hệ miễn dịch của chính mình đó chính là vaccin tốt nhất và là vị bác sỹ tốt nhất mà chúng ta có được. Dưới đây Thực Dưỡng Thiên Ân xin gửi đến bạn bài viết đầu tiên trong series bài viết về GIÁI PHÁP NÂNG CAO HỆ MIỄN DỊCH ĐỂ PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ
1.Hệ miễn dịch (Immune Sytem) là gì ?
Một cách đơn giản chúng ta có thể hiểu : Hệ miễn dịch là hệ thống các cơ quan , cấu trúc và các quá trình phối hợp với nhau để chống lại các tác nhân gây hại bên trong và bên ngoài cơ thể .
Các tác nhân gây hại bao gồm nhiều loại như : virus, vi khuẩn , kí sinh trùng , sinh vật lạ, các tế bào bất thường…thường gọi chung là các kháng nguyên.
Hệ miễn dịch được phân làm 2 loại : miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu (hay miễn dịch tự nhiên)
+Miễn dịch tự nhiên (không đặc hiệu) :
Là hệ miễn dịch bẩm sinh có sẳn trong cơ thể người từ khi lúc sinh ra. Chúng phản ứng để đối phó với tất cả các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.
+ Miễn dịch đặc hiệu :
Là miễn dịch đối với 1 kháng nguyên cụ thể . Miễn dịch đặc hiệu được tạo thành bằng cách ghi nhớ các kháng nguyên xâm nhập và khi gặp lại kháng nguyên đó lần nữa nó sản xuất kháng thể tiêu diệt mầm bệnh ngay lập tức . Miễn dịch đặc hiệu được ứng dụng để tạo ra các vác xin giúp phòng bệnh hiệu quả .
2. Các thành phần tham gia vào hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch bao gồm nhiều thành phần khác nhau nằm rải rác tại nhiều nơi trên cơ thể tạo thành các tuyến phòng thủ vật lý hoặc hóa học giúp ngăn chặn và tiêu diệt mầm bệnh .
+ Tuyến phòng thủ đầu tiên :
Bao gồm da , đường tiêu hóa, niêm mạc đường hô hấp, giác mạc, đường tiết niệu và sinh dục … chúng tạo ra lớp rào cản đầu tiên của cơ thể giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn , kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.
+ Tuyến phòng thủ thứ 2 :
Được tạo thành khi các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chúng bao gồm các tế bào bạch cầu (gọi tắt là bạch cầu) .
Bạch cầu được tạo ra các cơ quan bạch huyết như : lá lách , tủy xương, tuyến ức và các hạch bạch huyết.
Bạch cầu có mặt rất nhiều trong máu (trung bình từ 4000 – 11.000 bạch cầu / 1 micro lít máu) . Chúng có nhiệm vụ tuần tra và phát hiện các mầm bệnh và tiêu diệt chúng .
Căn cứ vào vai trò và chức năng có thể phân các tế bào bạch cầu phân làm 4 nhóm chính :
+ Nhóm 1 : Đại thực bào
Có kích thước lớn (khoảng 21 micromet) , tấn công và tiêu diệt số lượng lớn tác nhân cùng lúc (có thể nuốt 100 vi khuẩn 1 lần) , khả năng tồn tại lâu (từ 2-3 năm) . Đại thực bào có nhiệm vụ tuần tra , tiêu diệt và phát tín hiệu đến các tế bào bạch cầu khác.
+ Nhóm 2 : Bạch cầu trung tính
Đây là những chiến sỹ “cảm tử” có số lượng nhiều, tuổi đời ngắn nhưng phản ứng rất nhanh . Chúng dùng số đông để bao vây tác nhân gây bệnh và sẳn sàng hi sinh để tiêu diệt mầm bệnh.
+ Nhóm 3 :Tế bào lympho B
Ghi nhớ tác nhân gây hại và nghiên cứu tạo ra các kháng thể giúp miễn nhiễm với tác nhân gây hại. Chẳng hạn đối với những người đã bị bệnh đậu mùa thì sẽ không bị bệnh đó nữa vì các tế bào lympho B đã ghi nhớ virus gây bệnh đậu mùa và tự tạo kháng thể để tiêu diệt nó ngay khi mới xâm nhập lần 2.
+ Nhóm 1 : Tế bào lympho T
Tế bào lympho T còn gọi là tế bào sát thủ. Chúng có khả năng phát hiện ra các tế bào bất thường hoặc nhiễm bệnh và tiêu diệt chúng .Đây là tế bào chính giúp tiêu diệt các tế bào ung thư .
3.Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch khi bị virus , vi khuẩn xâm nhập.
Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể do bị viêm nhiễm hoặc qua đường hô hấp thì đại thực bào sẽ phát hiện , tiêu diệt và báo tín hiệu về vị trí cũng như tình hình nơi bị viêm nhiễm.
Lúc này các bạch cầu trung tính sẽ rời khỏi vị trí và di chuyển đến nơi viêm nhiễm để bao vây , cô lập và tiêu diệt các tác nhân gây hại .
Các bạch cầu trung tính chiến đấu quyết liệt và tự hủy diệt sau 5 ngày để tránh gây tổn hại cho cơ thể . Do đó bề mặt vết thương thường xuất hiện mủ .
Nếu như bạch cầu trung tính chưa đủ sức để tiêu diệt mầm bệnh thì nó sẽ phát tính hiệu đến trung tâm miễn dịch ở não bộ. Lúc này não bộ sẽ “ điều động” tế bào tua đến để thu thập thông tin từ mầm bệnh và từ các đồng đội của mình ( đại thực bào và bạch cầu trung tính).
Tế bào tua (màu vàng cam) đi đến nơi chiến đấu để thu thập thông tin về kẻ thù
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin các tế bào tua này sẽ di chuyển đến các tế bào T hỗ trợ ở các hạch lympho để tìm ra “vũ khí” phù hợp để tấn công mầm bệnh.
Khi đã tìm thấy tế bào T phù hợp thì các tế bào T này sẽ hoạt hóa và nhân lên nhiều lần sau đó chúng chia làm 3 nhóm :
Nhóm 1 : Đi đến nơi bị viêm nhiễm để tiêu diệt mầm bệnh.
Nhóm 2 : Ở lại hạch lympho tạo thành tế bào T nhớ để tiêu diệt mầm bệnh nếu lần sau bị xâm nhập .
Nhóm 3 : Di chuyển đến trung tâm hạch lympho để nhờ sự giúp đỡ của kháng thể B . Khi gặp đúng đồng đội của mình kháng thể B nhân lên nhanh chóng và sẽ sản xuất ra hàng tỉ kháng thể khác .
Tế bào T đi đến Kháng thể B kích hoạt sản xuất hàng tỉ kháng thể nữa để tiêu diệt mầm bệnh
Hàng tỉkháng thể được sản xuất ra và di chuyển trong máu đi đến vùng nhiễm khuẩn để chiến đấu với vi khuẩn xâm nhập. Chúng hoạt động rất mạnh mẽ, chăm chỉ và chết do bị kiệt sức rất nhanh.
Sau khi tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập và không nhận được tín hiệu nào thì các tế bào kháng thể cũng tự hủy diệt tuy nhiên vẫn giữ lại tế bào T hỗ trợ ( T-Helper ) và tế bào nhớ B để sẵn sàng tiêu diệt vi khuẩn này khi chúng xâm nhập lần nữa
Gửi bình luận của bạn