Bệnh về xương khớp là một trong những loại bệnh phổ biết nhất trên thế giới . Bệnh về xương khớp thường xuất phát từ lối sống,sinh hoạt , ăn uống không đúng cách gây tổn hại cho khớp và nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi tác. Gần như ít ai trong chúng ta “thoát ” được căn bệnh này bởi vì đến một lúc nào đó khi tuổi tác đã cao thì xương khớp hao mòn thì tất yếu sẽ gây ra các bệnh về xương khớp . Vì vậy việc tìm hiểu bệnh xương khớp là cần thiết cho mọi đối tượng để giúp chúng ta phòng người và điều trị hiệu quả căn bệnh này. Bài viết dưới đây thucduongthienan.com sẽ giới thiệu đến các bạn những kiến thức cơ bản về căn bệnh này.
Ngày đăng: 27-11-2017
2,307 lượt xem
1.Khớp vài vai trò của khớp
Cấu tạo xương khớp
Khớp là nơi kết nối của 2 hay nhiều xương .
Khớp giúp cho ta có thể cử động tay chân theo nhiều tầm khác nhau như : ngang , dọc , tròn, ,lên , xuống….để thực hiện các công việc cần thiết trong cuộc sống.
2. Các loại bệnh viêm khớp
Có hơn 100 loại viêm khớp. Đây là một mô tả của một số viêm khớp phổ biến cùng với các nguyên nhân gây ra :
+ Viêm xương khớp :
Viêm xương khớp (còn gọi là thoái hóa khớp) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, chủ yếu ở người trưởng thành. Lớp sụn bao bọc 2 đầu xương của khớp bị hao mòn xé rách làm đến một lúc nào đó 2 đầu xương cọ vào nhau gây ra ra đau nhức. Tùy theo vị trí khớp bị thoái hóa mà có các triệu chứng đặc thù, nhưng hầu hết thoái hóa khớp luôn có triệu chứng đau ở vị trí khớp bị thoái hóa (đau mỏi thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng; đau mỏi khớp gối do thoái hóa khớp gối,…)
+Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm cũng là một căn bệnh về xương khớp khá phổ biến . Nguyên nhân của bệnh là do nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm thường gánh chịu những cơn đau quái ác về xương khớp trong sinh hoạt hằng ngày, thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do yếu tố di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động và hoạt động; thoái hóa tự nhiên hay bị tai nạn, chấn thương cột sống cũng gây thoát vị đĩa đệm.
Bệnh gây nên những cơn đau nhức thường xuyên. Thoát vị đĩa đệm gây nên những triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ, gáy lan ra hai vai xuống cánh tay, bàn tay,… Ngoài ra bệnh còn gây đau cột sống và đau rễ thần kinh, mỗi đợt đau kéo dài tầm 1-2 tuần. Giai đoạn đầu có thể đau âm ỉ nhưng càng về sau càng đau nhiều và dữ dội hơn
+ Bệnh Gout (thống phong)
Bệnh Gout là một dạng viêm khớp thường gặp hiện nay. Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tại tim, tại thận,... Các tinh thể muối urat tích tụ ở các khớp xương và dẫn đến sự viêm, sưng tấy, nóng cũng như đau nhức cho người bệnh. Sự tích tụ nhiều tinh thể urat ở các khớp khiến cho các khớp sưng lên. Một hậu quả của sự tăng chất acid uric trong máu nữa là hình thành sạn trong thận. Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm tùy theo thể trạng và lối sống.
Bệnh thường gặp ở nam giới, có mối liên quan đến chế độ ăn uống của người bệnh như: ăn quá nhiều chất đạm, uống quá nhiều bia, rượu…
+ Bệnh thấp khớp :
Thấp khớp là một căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch mà nguyên nhân chính là do sự viêm nhiễm mạn tính phần dịch khớp gây ra, thường đi kèm với các đặc điểm đa hệ khác. Thấp khớp là bệnh rất khó chữa khỏi, vì đây là bệnh của hệ thống tự miễn tức là do cơ thể tự sinh ra những chất chống lại chính khớp và gây đau.
Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, đây là tình trạng viêm khớp kéo dài với các đợt sưng, nóng, đỏ, đau ở nhiều khớp, thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả 2 bên. Nếu không được điều trị, các khớp nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Khi bệnh ở vào giai đoạn muộn thường gặp ở các khớp như vai, háng, cột sống cổ với các biểu hiện như vào buổi sáng, sau khi mới ngủ dậy, người bệnh thấy có cảm giác đau và cứng tại các khớp bị viêm, khó vận động.
3.Các dấu hiệu và xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm khớp
Bệnh xương khớp thường biểu hiện ở một số triệu chứng sau :
- Đau khớp: Trong khi cử động hoặc sau cử động , ấn nhẹ cũng thấy đau .
- Cứng khớp : Thường là sau khi thức dậy buổi sáng hoặc sau một lúc không sử dụng tới .
- Khớp không co lại được
-Lạo xạo khi cử động khớp : cảm giác giống như cát ở trong khớp . Sở dĩ như vây là do 2 đầu xương chạm vào nhau .
-Gai xương mọc ra ở khớp.
Khi có các dấu hiệu ở trên kéo dài quá 1 tuần thì nên bạn đi gặp bác sỹ để tiến hành các xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp . Các xét nghiệm để chẩn đoán viêm khớp thường sử dụng là xét nghiệm máu , chụp X-quang khớp hoặc xét nghiệm dịch khớp.
4. Nguyên nhân và các yếu tố làm gia tăng nguy cơ các bệnh về xương khớp :
Môt số nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp :
-Do tuổi tác : càng lớn tuổi thì dễ bị viêm khớp
-Giới tính : Nữ dễ mắc bệnh xương khớp hơn nam .
-Tổn thương khớp khi chơi thể thao , tai nạn .
-Do dị tật bẩm sinh .
- Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus
Những yếu tố làm tăng khả năng nguy cơ các bệnh về khớp như :
- Béo phì
-Chế độ ăn uống thiếu cân bằng : Ăn nhiều đạm , mỡ , uống nhiều rượu bia.
- Ít vận động cơ thể, lao động nặng , ngồi lâu , ngồi sai tư thế , chấn thương
- Nghề nghiệp khớp chịu nhiều sức nặng .
- Bệnh tiểu đường , thống phong , tuyến giáp.
5. Các biến chứng và điều trị các bệnh về khớp
Biến chứng của bệnh viêm khớp :
- Bệnh thoái hóa dần gây ra đau , cứng các khớp hoặc khớp biến dạng
- Bệnh nhân không hoạt động bình thường được có thể dẫn đến tàn phế.
- Bệnh diễn tiến trầm trọng cần giải phẩu để thay khớp
Theo các bác sỹ Tây y thì bệnh viêm xương khớp sẽ ngày càng diễn tiến nặng hơn và không chữa hết được. Các phương pháp điều trị hiện tại nhằm làm giảm đau và giúp cho các khớp cử động được. Bệnh nhân bị viêm xương khớp có thể uống những thuốc giảm đau hoặc chích trực tiếp các loại thuốc vào khớp bị đau hay viêm . Tuy nhiên việc lạm dụng nhiều các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ đến các bộ phận khác như dạ dày , gan , thận , ù tai , chảy máu và có thể gây hư xương .
Để chữa dứt các bệnh về xương khớp mãn tính một cách an toàn hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc tây các bạn cần áp dụng phương pháp thực dưỡng . Phương pháp thực dưỡng là một giải pháp đơn giản và an toàn để chữa dứt điểm nhiều bệnh mãn tính nan y một cách kì diệu như : xương khớp , tiểu đường, huyết áp , tim mạch , ung thư ... dựa trên chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với các bài tập thể dục và sử dụng thêm một số thảo dược tự nhiên . Để tìm hiểu thêm về cách trị bệnh xương khớp bằng phương pháp thực dưỡng các bạn có thể xem thêm các bài viết sau :
HƯỚNG DẪN TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG -PHẦN 2: ĂN UỐNG
HƯỚNG DẪN TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG -PHẦN 3: CHĂM SÓC NGOẠI KHOA
HƯỚNG DẪN TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG -PHẦN 4: KINH NGHIỆM HỮU ÍCH
HƯỚNG DẪN TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG -PHẦN 5: CÁC LOẠI THUỐC HỖ TRỢ
HỖ TRỢ TƯ VẤN SẢN PHẨM MIỄN PHÍ
HOT LINE : 0968 62 63 09
QUÉT MÃ ZALO QR CODE KẾT BẠN
>>> Chat FACE BOOK Click vào đây<<<
-Email:thucduongthienan@gmail.com
DANH MỤC SẢN PHẨM
SẢN PHẨM HỖ TRỢ NGŨ CỐC, ĐẬU, HẠT
>>> CLICK ĐỂ XEM<<< >>> CLICK ĐỂ XEM<<<
TƯƠNG TAMARI (TƯƠNG 3 NĂM) BỘT DENTI
Gửi bình luận của bạn