Ngũ hành bao gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi hành tương ứng với một tạng phủ trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan, cảm xúc, và chức năng sinh lý. Ngũ hành tồn tại qua hai quy luật:
- Tương sinh (hỗ trợ lẫn nhau): Mộc sinh Hỏa → Hỏa sinh Thổ → Thổ sinh Kim → Kim sinh Thủy → Thủy sinh Mộc.
- Tương khắc (ức chế lẫn nhau): Mộc khắc Thổ → Thổ khắc Thủy → Thủy khắc Hỏa → Hỏa khắc Kim → Kim khắc Mộc.
Mối liên hệ giữa ngũ hành và ngũ tạng:
- Mộc: Gan (Can) – Liên quan đến gân cốt, thị giác, và cảm xúc giận dữ.
- Hỏa: Tim (Tâm) – Liên quan đến mạch máu, lưỡi, và cảm xúc vui sướng.
- Thổ: Lá lách, dạ dày (Tỳ) – Liên quan đến cơ bắp, môi, miệng, và cảm xúc lo âu.
- Kim: Phổi (Phế) – Liên quan đến da, lông, mũi, và cảm xúc buồn bã.
- Thủy: Thận – Liên quan đến xương, tai, và cảm xúc sợ hãi.
2. Biểu Hiện Của Ngũ Hành Qua Cảm Xúc và triệu chứng bên ngoài
Mộc (Gan)
- Cảm xúc: Nóng giận, cáu gắt. Những người thường xuyên giận dữ dễ tổn hại gan.
- Biểu hiện: Mắt đỏ, khô, mỏi hoặc vàng mắt.
Hỏa (Tim)
- Cảm xúc: Vui sướng quá mức, dẫn đến rối loạn tim mạch.
- Biểu hiện: Lưỡi đỏ hồng hào (tim khỏe); nhợt nhạt (thiếu máu, suy tim).
Thổ (Tỳ)
- Cảm xúc: Lo âu, căng thẳng quá mức.
- Biểu hiện: Miệng đắng, lưỡi hằn răng.
Kim (Phổi)
- Cảm xúc: Buồn bã, u sầu.
- Biểu hiện: Cánh mũi đỏ, viêm xoang.
Thủy (Thận)
- Cảm xúc: Sợ hãi, lo lắng thái quá.
- Biểu hiện: Ù tai, đau nhức xương khớp, tiểu đêm.
3. Ứng Dụng Ngũ Hành Trong Thức Ăn Và Điều Trị
Thức ăn theo màu sắc và hương vị:
- Mộc (Gan): Thực phẩm màu xanh, vị chua (rau xanh, chanh, khế).
- Hỏa (Tim): Màu đỏ, vị đắng (cà chua, trà xanh).
- Thổ (Tỳ): Màu vàng, vị ngọt (bí đỏ, khoai lang).
- Kim (Phổi): Màu trắng, vị cay (gừng, hành tây).
- Thủy (Thận): Màu đen, vị mặn (mè đen, muối biển).
Công thức bổ trợ sức khỏe:
- Thải độc: Sắn dây, chanh muối lâu năm, gừng – giải độc gan, thận, phổi.
- Công thức trà bình minh gồm : trà bancha + tương tamari +mơ muối (chanh muối ) + sắn dây + gừng giúp thải độc toàn bộ ngũ tạng. >>> Xem bài viết : CÁCH PHA TRÀ BÌNH MINH ĐỂ HỖ TRỢ ĐƯỜNG RUỘT THANH LỌC CƠ THỂ BUỔI SÁNG
- Bổ thận: Mè đen rang muối – tăng cường chức năng thận.
- Bổ tim: Nước đậu đỏ rang – bổ máu, cải thiện tim mạch.
4. Nguyên Tắc Điều Trị Trong Đông Y
- Con hư bổ mẹ: Nếu phổi (Kim) yếu, cần kiện tỳ (Thổ) vì tỳ sinh phế.
- Mẹ thực tả con: Nếu gan (Mộc) quá vượng, cần an thần (Hỏa) vì gan sinh tim.
- Phối hợp vị thuốc: Ví dụ, thuốc màu xanh, vị chua tác động vào gan.
Gửi bình luận của bạn