HƯỚNG DẪN TRỊ CÁC BỆNH ĐƯỜNG RUỘT THEO PP THỰC DƯỠNG(PHẦN 2 : CÁCH TRỊ CÁC BỆNH VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG RUỘT )

Các bệnh viêm nhiễm đường ruột là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa mà nguyên nhân chủ yếu do chế độ hay thói quen ăn uống sai lầm . Các bệnh viêm nhiễm đường ruột thường gặp bao gồm : bệnh viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm túi thừa, viêm đường ruột và bệnh crohn . Các bệnh lý về viêm nhiễm đường ruột thường gây khó chịu cho người bệnh và gây ra những biến chứng nguy nhiểm có thể dẫn đến ung thư nếu không có biện pháp điều trị kịp thời . Bệnh đường ruột có thể chữa khỏi một cách đơn giản với chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng đắn theo phương pháp thực dưỡng . Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu các bệnh viêm nhiễm đường ruột thường gặp và cách điều trị theo phương pháp thực dưỡng.

Ngày đăng: 12-05-2019

2,749 lượt xem

1.BỆNH VIÊM RUỘT THỪA 
 
 
Khoa học hiện đại nhìn nhận ruột thừa, một u lồi nhỏ gần phần đầu ruột già, như một cơ quan không có tác dụng gì hữu ích. Nó sẽ được phẫu thuật cắt bỏ trong trường hợp chúng ta bị viêm ruột thừa.
 
Từ cái nhìn của thực dưỡng, ruột thừa, là một cấu trúc nhỏ, chặt và mang tính dương, có chức năng cân bằng với phần còn lại của ruột già, mang đặc tính âm, lớn và nở rộng. Loại bỏ ruột thừa có thể dẫn đến sức sống của phần thân dưới bị suy nhược, bao gồm ruột, chân và vùng sinh sản. Những người đã cắt bỏ ruột thừa thường hay gặp vấn đề về đi lại hay chạy bộ.
 
Viêm ruột thừa chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt nướng, trứng, thịt gia cầm, hải sản và các thức ăn nhiều dương tính khác. Chúng ta có thể gặp tình trạng này trong những bữa ăn khi đi dã ngoại hay trong ngày nghỉ lễ, lúc chúng ta thường ăn quá nhiều thực phẩm động vật. Để giảm bớt tình trạng này, hãy ăn đơn giản, gọn nhẹ trong vài ngày.
 
Ngoài ra, chúng ta có thể dùng GẠC GỪNG đắp ở vùng bụng trong vài phút, sau đó đắp thêm một tấm CAO KHOAI SỌ dày tầm ½ inch trong khoảng 2 tiếng. Cách chữa trị này giúp làm giảm sự viêm nhiễm và có thể áp dụng vài lần một ngày cho đến khi cảm thấy đỡ hơn. Đối với chỗ đau, có thể đắp CAO KIỀU MẠCH dày tầm ½ inch, có thể đặt lên trên đó một TÚI MUỐI để làm giảm sự viêm nhiễm. Nếu bị sốt cao, có thể dùng CAO ĐẬU PHỤ đắp lên trán và cách 90 phút thay 1 lần. Cao đậu phụ cũng có thể đắp gần chỗ viêm ruột thừa.
 
Trong trường hợp ruột thừa chưa bị thủng, phẫu thuật là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu ruột thừa có nguy cơ bị thủng hay đã bị thủng, những phương pháp điều trị ở trên sẽ không có tác dụng, cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức. 
Để đề phòng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa, bạn đọc có thể tự chẩn đoán tình trạng bệnh lệch về âm hay dương ở BẢNG 1 và  chọn chế độ ăn phù hợp với tình trạng ở BẢNG 2 tại đây 
 
2.VIÊM ĐẠI TRÀNG  
 
Viêm đại tràng hay còn gọi là viêm ruột kết, thường xuyên đi kèm với hiện tượng tiêu chảy kéo dài, cùng với đó có thể bị chảy mủ, nhầy hay máu trong ruột. Mệt mỏi, sốt, giảm cân, đau cứng khớp và các triệu chứng khác có thể đi kèm khi mắc bệnh này.
 
Nguyên nhân gây bệnh đến từ sự tiêu thụ các thức ăn rất dương hoặc rất âm trong thời gian dài, làm cho máu và cơ thể bị nhiễm axit. Sử dụng quá nhiều kháng sinh hay các loại thuốc khác cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm ruột thừa. 
 
Để phòng ngừa hoặc chữa trị viêm đại tràng, bạn đọc có thể tự chẩn đoán tình trạng bệnh lệch về âm hay dương ở BẢNG 1 và  chọn chế độ ăn phù hợp với tình trạng ở BẢNG 2 tại đây . Có thể dùng thêm các thực phẩm dưới đây để hỗ trợ điều trị : 
 
-  Nấu bột sắn dây nguyên chất quấy với mơ muối và tương tamari (UME-SHO KUZU) với 1 thìa củ cải nạo cho vào khi nấu xong sẽ rất hữu ích. Để chữa trị chứng chảy máu, hãy thêm một ít sen nạo vào thức uống này. Hãy dùng thức uống này hàng ngày trong 10 ngày liên tiếp.
 
Chú ý : Tìm hiểu thêm về tác dụng cũng như cách chọn đúng sản phẩm chất lượng nhằm đảm bảo hiệu quả trị liệu cao nhất vui lòng tham khảo các bài viết sau :
 
- Cơm nắm gạo lứt cũng rất được khuyến khích dùng cho tình trạng này. Hãy nhai khoảng 100 lần mỗi miếng.
Một tấm CAO BẮP CẢI có thể được đắp lên vùng bị ảnh hưởng, nhưng điều này không thường xuyên cần đến.
 
Viêm loét đại tràng là một dạng nặng của sự rối loạn này. Nó biểu hiện bằng những vết loét nhỏ trong đường ruột và kèm theo đó là dãn đại tràng, thường xuyên chảy máu trong ruột, đau quặn và sốt. 
 
Với trường hợp bị nhẹ hơn, những khuyến nghị về chế độ ăn uống hoặc các phương pháp điều trị bên ngoài đã nêu ở trên có thể có tác dụng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng nên viêm loét đại tràng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Trong trường hợp này, có thể áp dụng đồng thời chế độ Thực dưỡng để hỗ trợ cho tình trạng bệnh, ngừa hoặc chữa trị viêm đại tràng.
 
3. BỆNH VIÊM TÚI THỪA 
 
Các túi thừa thường được tìm thấy ở phần cuối ruột già
Viêm túi thừa, hay còn có tên khoa học là diverticulitis, là sự xuất hiện của các túi thừa nhỏ ở thành ruột già (đại tràng). Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong ruột già nhưng chúng thường tập trung ở phần dưới và chỗ xoắn hình chữ S (đoạn này còn gọi là đại tràng sigma) của ruột già.
 
Trong nhiều trường hợp, không có triệu chứng nào xuất hiện nhưng trong một số trường hợp sẽ có dấu hiệu cảm giác bị co thắt dữ dội ở phía bên trái. Cũng có thể có các dấu hiệu khác như buồn nôn, sốt, táo bón hoặc tiêu chảy.
 
Viêm túi thừa có thể ở 2 dạng cấp và mãn tính, bao gồm sự viêm, nhiễm trùng và dẫn đến thủng thành ruột và một số biến chứng nghiêm trọng khác. Viêm túi thừa ngày một lan rộng ở xã hội hiện đại, ước tính có một nửa số người Mỹ trên 50 tuổi rốt cuộc cũng mắc bệnh này. Y học hiện đại chuẩn đoán viêm túi thừa bằng cách thụt bari (barium enema) hoặc nội soi đại tràng và điều trị những trường hợp nghiêm trọng bằng cách phẫu thuật. Một chế độ ăn nghèo chất xơ và nhiều đồ tinh chế được công nhận sẽ tăng nguy cơ gây bệnh. 
 
Từ góc nhìn thực dưỡng, tình trạng này chủ yếu do thức ăn cực dương và cực âm, bao gồm thịt gia súc, gia cầm, phô mai, hải sản, đường, các thực phẩm từ bơ sữa, thực phẩm tinh chế, thực phẩm nhiệt đới, gia vị, đồ uống có cồn và thực phẩm chứa nhiều chất hóa học. Quá nhiều đồ nước, đặc biệt là các đồ nướng từ bột lúa mỳ cứng và quá nhiều muối cũng có thể là các tác nhân gây bệnh. 
 
Bạn cần có một chế độ ăn cân bằng, loại bỏ các thức ăn cực âm hoặc cực dương, dùng muối, gia vị và dưa chua ở mức độ vừa phải cho đến khi tình trạng được cải thiện. Bạn đọc có thể tự chẩn đoán tình trạng bệnh lệch về âm hay dương ở BẢNG 1 và  chọn chế độ ăn phù hợp với tình trạng ở BẢNG 2 tại đây 
 
Khi bị đau, có thể dùng các loại cao lạnh như CAO KHOAI MÔN hoặc CAO LÁ XANH để đắp lên vùng bị đau tầm 2 tiếng, trước đó nên chườm khăn nóng vài phút để máu được lưu thông. Đối với những trường hợp bị nặng thì cần có sự chăm sóc y tế ngay.
 
4.BỆNH VIÊM ĐƯỜNG RUỘT 
 
Viêm đường ruột có thể xuất phát từ nguyên nhân ăn quá nhiều thực phẩm cả âm tính và dương tính. Nó có cả 2 dạng cấp và mãn tính và thường đi kèm với tiêu chảy, táo bón, sốt hay các triệu chứng khác.
 
Viêm đường ruột cấp thường đi kèm triệu chứng đau, đôi khi là tiêu chảy hoặc sốt. Nếu nguyên nhân từ việc ăn quá nhiều thực phẩm âm tính, hãy chườm nóng bằng GẠC GỪNG hoặc MUỐI lên vùng bị đau. Nếu nguyên nhân đến từ việc ăn quá nhiều thực phẩm dương tính, hãy chườm lạnh bằng CAO KHOAI MÔN hay CAO LÁ XANH. Tất nhiên, các thực phẩm cực âm hay cực dương cần bị loại bỏ khỏi chế độ ăn và cần cân bằng lại chế độ ăn một cách nhanh chóng.
 
Viêm đường ruột mãn tính phát triển từ từ và thường xuyên do nguyên nhân ăn quá nhiều thực phẩm cả âm tính lẫn dương tính. 
Triệu chứng hay gặp nhất là nhu động ruột bất thường và đôi khi bị tiêu chảy hay táo bón. Bạn cần có một chế độ ăn cân bằng, đặc biệt là chú ý ăn miso, tương đậu nành, natto và các thức ăn lên men khác.  Bạn đọc có thể tự chẩn đoán tình trạng bệnh lệch về âm hay dương ở BẢNG 1 và  chọn chế độ ăn phù hợp với tình trạng ở BẢNG 2 tại đây . Cũng nên ăn thường xuyên MƠ MUỐI HAY MẬN MUỐI và dưa chua.  
 
5. BỆNH CROHN
Bệnh Crohn gây loét thành trong của ruột non và đại tràng
Bệnh Crohn là sự rối loạn của ruột, bao gồm các vấn đề mãn tính về tiêu hóa, viêm nhiễm hay suy yếu, và hàng loạt các triệu chứng ở các cơ quan khác. Bệnh này được y học hiện đại xem như không thể phục hồi, nó có đặc điểm có thể gây ra những cơn tấn công bất ngờ và dữ dội đến cơ thể, có nguy cơ dẫn đến tàn tật hay tử vong. 
 
Bệnh Crohn thường ảnh hướng đến phần cuối của ruột non hay đại tràng nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở bất kì đâu trong đường ruột. Phụ nữ thường dễ mắc bệnh này hơn nam giới, chủ yếu ở độ tuổi 20-40, tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải.
 
Bệnh này hiếm gặp ở châu Á và châu Phi. Dựa theo mức độ nghiêm trọng, bệnh Crohn được điều trị với thuốc chống viêm, một chế độ ăn nhạt, và cũng có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ đại tràng.
 
Dưới góc độ Thực dưỡng, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Crohn là do ăn quá nhiều thực phẩm và đồ uống cực âm, đặc biệt là các thực phẩm từ bơ sữa và đường. Điều này dần dần làm hư hỏng thành ruột, gây ra sự viêm nhiễm và kích thích. Hệ thống ruột mất sự đàn hồi, biểu hiện ở việc giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
 
Để điều trị tình trạng này, cần loại bỏ các thực phẩm cực âm, ăn uống theo một chế độ cân bằng, đặc biệt là ăn các thức ăn giúp hồi phục khả năng co rút tự nhiên như ngũ cốc nguyên cám, súp Miso, rong biển, muối biển tốt, tương đậu nành và một số gia vị khác.
 
Bạn đọc có thể tự chẩn đoán tình trạng bệnh lệch về âm hay dương ở BẢNG 1 và  chọn chế độ ăn phù hợp với tình trạng ở BẢNG 2 cuối bài viết này. Các gia vị chất lượng cao như mơ muối, muối vừng và tekka có thể củng cố chức năng của ruột. Với những sự thay đổi trong chế độ ăn uống như vậy, bệnh Crohn thường được kiểm soát tốt, và một vài trường hợp có thể chữa khỏi.
 

Trên đây là hướng dẫn điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường ruột theo phương pháp thực dưỡng , bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn điều trị các triệu chứng rối loạn đường ruột như : Táo bón , tiêu chảy , hội chứng ruột kích thích... 

(Tổng hợp dựa trên hướng dẫn của nhà thực dưỡng  Michio Kushi)
 


LƯU Ý :

Phương pháp Thực Dưỡng Hiện Đại là phương pháp ĂN UỐNG, SINH HOẠT, và VẬN ĐỘNG CƠ THỂ phù hợp với quy luật tự nhiên nhằm giúp KHÔI PHỤC HỆ LẠI HỆ  MIỄN DỊCH từ đó kích hoạt KĨ NĂNG TỰ CHỮA LÀNH của cơ thể . Đây KHÔNG PHẢI là PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH hay phương pháp ăn GẠO LỨT MUỐI MÈ (hay phương pháp ĂN SỐ 7) trong thời gian dài như mọi người vẫn nhầm tưởng . 

Thông tin trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị từ nhân viên y tế. Khi có vấn đề về sức khỏe hoặc cần hỗ trợ cấp cứu người đọc cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa.


                          


HỖ TRỢ TƯ VẤN SẢN PHẨM MIỄN PHÍ 


HOT LINE : 0968 62 63 09


 Zalo (Viber) : 0968 62 63 09

QUÉT MÃ ZALO QR CODE KẾT BẠN


FACEBOOK

>>> Chat FACE BOOK Click vào đây<<< 

-Email:thucduongthienan@gmail.com


DANH MỤC SẢN PHẨM 




            TRÀ DƯỠNG SINH                                    BỘT SẮN DÂY NGUYÊN CHẤT SADATA

                       

        >>> CLICK ĐỂ XEM<<<                                 >>> CLICK ĐỂ XEM<<< 


 DỤNG CỤ NHÀ BẾP THỰC DƯỠNG

>>> CLICK ĐỂ XEM<<< 

>>> CLICK ĐỂ XEM<<< 


         SẢN PHẨM HỖ TRỢ                                NGŨ CỐC, ĐẬU, HẠT

       

>>> CLICK ĐỂ XEM<<<                         >>> CLICK ĐỂ XEM<<< 


    TƯƠNG TAMARI (TƯƠNG 3 NĂM)                      BỘT DENTI

                   

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Tổng truy cập 2,404,969

Đang online9

// ko cho copy //ko cho Right Click chuột