Trà là một loại thức uống phổ biến trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Á. Trà được dùng làm nước uống hàng ngày giúp bổ sung thêm nhiều hoạt chất giúp cơ thể ngăn ngừa và phòng chống nhiều bệnh tật . Mỗi loại trà có chứa hoạt tính và lợi ích khác nhau . Vì vậy việc hiểu rõ từng loại trà và cách sử dụng sao cho phù hợp với nhu cầu và thể trạng của mỗi người là rất quan trọng . Bài viết sau sẽ giới thiệu các loại trà trong thực dưỡng cùng cách pha chề và sử dụng chúng một cách thích hợp.
Ngày đăng: 25-12-2017
5,505 lượt xem
TRÀ BANCHA
Bancha có nghĩa là “trà già”(late growing tea). Không giống trà đen, trà xanh hay trà olong có tính axít, trà cọng bancha có tính kiềm nhẹ, rất tốt cho hệ tiêu hóa, cần thiết cho việc trung hòa axít trong dạ dày, và còn nhiều tính năng trị liệu khác nữa.
Trong các gia đình thực dưỡng, chúng tôi thường phục vụ trà cành bancha như là thức uống chính sau hoặc giữa buổi ăn. Bacha là một loại trà thiên nhiên dịu nhẹ phù hợp cho cả trẻ em lẫn người lớn tuổi. Trà bancha có thể dùng nóng quanh năm hoặc dùng nguội vào mùa hè. Loại trà này có nhiều tính năng, được dùng cho mục đích điều trị, một giọt tương tamari, sắn dây hay các nguyên liệu khác có thể kết hợp cùng.
>>>Xem thêm : Trà bancha và hướng dẫn các cách pha chế để trị bệnh
TRÀ XANH
Trà xanh có vị thanh nhẹ tự nhiên. Ở nhật, chúng tôi có phong tục phục vụ trà xanh trong giờ uống trà vào buổi trưa, cùng với các món dưa ngâm. Có một loại trà xanh rất đặc biệt, được làm từ những nụ trà đầu tiên của cây, được dùng trong các nghi lễ quan trọng. Trong các cửa hàng thực phẩm tự nhiên, trà xanh thỉnh thoảng được dán nhãn là “Lá trà xanh bancha”, đừng nên nhầm lẫn nó với “ Trà cành Bancha”. Vì với hàm lượng caffein cao, trà xanh chỉ nên dùng một cách rất hạn chế.
TRÀ LÚA MẠCH
Ở Nhật, chúng tôi gọi trà lúa mạch là Mugi Cha, và tên này được dùng phổ biến trong các cửa hàng thực phẩm tự nhiên, chúng tôi đã từng thưởng thức nó trong suốt mùa hè từ khi còn bé. Nó có thể được dùng nóng hay nguội. Để chuẩn bị tại nhà, hãy rang khô lúa mạch chưa bóc vỏ dưới nhiệt độ trung bình khoảng 10 phút hoặc đến khi nào nghe mùi thơm. Đảo và sốc chảo thường để trà không bị cháy khét. Sau đó đem nấu với lửa thấp, khoảng 5 đến 15 phút, tùy bạn muốn vị trà mạnh hay nhạt.
TRÀ GẠO LỨT RANG (Genmaicha)
Trà gạo lứt rang có mùi ngậy hấp dẫn và cách chế biến giống trà lúa mạch. Các loại trà ngũ cốc khác, như trà yến mạch, trà kê hay trà kiều mạch cùng có thể làm theo cách này. Tất cả các loại trà ngũ cốc lứt đều thích hợp dùng hàng ngày. Để đa dạng hơn, trà ngũ cốc có thể kết hợp với trà cành bancha (cân bằng Âm Dương). Tuy nhiên nếu bị nóng thì nên hạn chế trà ngũ cốc rang.
TRÀ RÂU BẮP
Người dân bản địa ở vùng Bắc Mỹ thưởng thức một cách truyền thống loại thức uống làm từ các sợi râu vàng của bắp tươi. Để chuẩn bị, cho nửa cup râu bắp tươi và 1 quart (gần 1 lít) nước suối rồi đem nấu, khi sổi giảm nhỏ lửa và đun thêm vài phút nữa. Trà râu bắp dùng rất tốt trong thời tiết nóng và có ích cho thận và tim.
TRÀ MƠ MUỐI
Trà mơ muối có vị chua nhẹ dễ chịu. Nó giúp làm mát cơ thể vào mùa hè và ngăn mất chất khoáng từ việc tiết mồ hôi. Bạn có thể nấu sôi 2 hoặc 3 quả mơ muối đã tách hạt vào 1 quart nước suối, giảm lửa và ninh khoảng 20 đến 30 phút. Bạn cũng có thể nấu 3-4 hạt quả mơ muối. Có thể thêm vào vài lá tía tô để làm tăng mùi vị. Trà mơ muối luôn được dùng mát vào mùa hè, mặc dù bạn có thể dùng nóng nếu thích. Vị của trà này không nên quá mặn nếu không nó sẽ làm bạn khát hơn thay vì giải khát.
TRÀ MU
Trà Mu là loại trà đặc biệt được đặt tên bởi George Ohsawa và được chế biến từ 9 đến 16 loại thảo mộc. Bao gồm một ít nhân sâm, một loại rễ rất mạnh mà chúng ta không dùng trong nấu ăn thực dưỡng. Trà Mu ra đời cho các mục đích điều trị, làm mạnh bao tử và cơ quan sinh sản, nhưng nó có thể được dùng thỉnh thoảng vào những khi thời tiết trở lạnh để làm khỏe người và tăng cường sinh lực. Trà này có vị ngọt nhẹ và rất dễ chịu. Trà Mu được đóng gói sẵn và bán tại các cửa hàng thực phẩm tự nhiên.
TRÀ BỒ CÔNG ANH
Tôi thích vị đắng của trà rễ bồ công anh. Loại trà được chế biến từ việc rửa sạch và phơi khô rễ , ngâm chúng vào nước nóng và thực hiện các bước còn lại giống như trà cành bancha.
Trà bồ công anh có vị ngọt đi vào kinh Tỳ, vị đắng đi vào kinh Tâm (tim), có tác dụng: lọc máu, làm khỏe tim, tiêu u viêm (như viêm tuyến vú) tốt cho người bị ung thư ,mát gan (giảm mụn nhọt),lợi tiểu,thông sữa,tăng cường chức năng dạ dày, giúp hệ thống đường ruột dồi dào sinh lực hơn
CÁC LOẠI TRÀ THẢO MỘC
Có nhiều loại trà thảo mộc làm từ các loài hoa, lá hoặc rễ của nhiều loại cây khác nhau. Tôi thích dùng trà thảo mộc thi thoảng, đặc biệt là những loại không quá mạnh hoặc quá kích thích. Nhiều loại trà thảo mộc rất thơm và gây thích thích, tôi nhận ra là mình dễ trở nên mất cân bằng nếu sử dụng chúng trong một thời gian dài. Các loại trà thảo mộc cũng có nhiều tính năng trị liệu, nhưng chúng ta phải hết sức cẩn thận khi áp dụng phương pháp này. Trong một trung tâm chăm sóc sức khỏe theo phương pháp thực dưỡng, chúng tôi sử dụng các loại trà trị liệu đặc biệt cho từng trường hợp riêng biệt, trong một khoảng thời gian ngắn và luôn luôn dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia có kinh nghiệm. Các loại trà thảo mộc truyền thống của Trung Quốc đặc biệt rất mạnh và theo tôi, chúng ta chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của một chuyên gia về thảo mộc.
(trích bepthucduong.com)
Xem thêm :
Giao sản phẩm TRÀ BANCHA cho Chị Nguyệt ở Nghệ An
Kinh Nghiệm Chữa Răng Miệng Với Trà BanCha
Giao sản phẩm TRÀ BANCHA cho anh Tuấn ở Thanh Hóa
NHỮNG CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA TRÀ BANCHA KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
NÊN CHỌN DÙNG NHỮNG TRÀ NÀO TỐT NHẤT CHO CƠ THỂ ?
HỖ TRỢ TƯ VẤN SẢN PHẨM MIỄN PHÍ
HOT LINE : 0968 62 63 09
QUÉT MÃ ZALO QR CODE KẾT BẠN
>>> Chat FACE BOOK Click vào đây<<<
-Email:thucduongthienan@gmail.com
DANH MỤC SẢN PHẨM
SẢN PHẨM HỖ TRỢ NGŨ CỐC, ĐẬU, HẠT
>>> CLICK ĐỂ XEM<<< >>> CLICK ĐỂ XEM<<<
TƯƠNG TAMARI (TƯƠNG 3 NĂM) BỘT DENTI
Gửi bình luận của bạn