TAI BIẾN , ĐỘT QUỴ : NGUYÊN NHÂN , TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH XỬ LÝ NHANH CHÓNG (AI CŨNG NÊN XEM 1 LẦN )

Tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ, là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, đứng đầu bảng về nguyên nhân gây tử vong và tàn phế. Đáng báo động là đột quỵ xảy ra ngày càng phổ biến và xảy ra độ tuổi ngày càng trẽ hóa . Vì vậy việc hiểu rõ nguyên nhân ,triệu chứng và cách xử lý nhanh chóng khi phát hiện đột quỵ là điều rất cần thiết để cứu sống người thân của mình .

Ngày đăng: 20-06-2024

1,000 lượt xem


Video Chia Sẽ :  Nguyên Nhân , Triệu Chứng, Cách Xử Lý Khi Bị Đột Quỵ


 

TÓM TẮT NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG CỦA BÀI CHIA SẼ 


1.Đột quỵ là gì?

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị vỡ hoặc tắc nghẽn, khiến dòng máu nuôi não bị gián đoạn. Nếu không được xử trí kịp thời, các tế bào não sẽ nhanh chóng ngừng hoạt động, dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.
 
2.Nguyên nhân gây đột quỵ
 
Theo Y học hiện đại , nguyên nhân chính gây đột quỵ là do xơ vữa động mạch, cholesterol cao tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não. Ngoài ra, cục máu đông cũng là một nguyên nhân quan trọng, đặc biệt khi kết hợp với các bệnh lý như huyết áp cao, sẽ làm tăng nguy cơ vỡ động mạch.
 
Theo y học cổ truyền, đột quỵ thuộc chứng trúng phong, chia làm hai dạng: trúng phong kinh lạc (liệt nửa người không hôn mê) và trúng phong tạng phủ (liệt nửa người kèm hôn mê). Nguyên nhân thường gặp là do suy giảm chức năng của tim, gan, thận.
 
3. Nhận biết 7 triệu chứng phổ biến của đột quỵ
  1. Tê hoặc yếu cơ, thường xảy ra ở một bên cơ thể.
  2. Thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
  3. Khó nuốt.
  4. Nhức đầu nghiêm trọng không rõ nguyên nhân.
  5. Chóng mặt, khó đi lại, khó cử động.
  6. Nói ngọng, khó nói, lưỡi tê cứng.
  7. Rối loạn trí nhớ.
4. Quy tắc FAST để nhận biết sớm đột quỵ
  • F (Face): Nhìn mặt bệnh nhân xem có bị mất cân đối hay lệch sang một bên không.
  • A (Arm): Yêu cầu bệnh nhân giơ cả hai tay lên, xem có bên nào yếu hơn hoặc rơi xuống trước không.
  • S (Speech): Yêu cầu bệnh nhân lặp lại một câu đơn giản, xem giọng nói có rõ ràng, lưu loát không.
  • T (Time): Nếu có cả ba dấu hiệu trên, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.
5.Hậu quả của đột quỵ
 
Đột quỵ có thể gây tổn thương lâu dài đến tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể, bao gồm hệ hô hấp, tuần hoàn, cơ, tiêu hóa, tiết niệu, sinh sản và thần kinh. Nhiều bệnh nhân sau đột quỵ gặp các vấn đề như suy giảm ham muốn tình dục, khó khăn trong vận động, rối loạn cảm xúc, tiểu tiện không tự chủ...
 
6.Bí quyết xử lý khi có dấu hiệu đột quỵ nhẹ
 
Nếu có dấu hiệu đột quỵ nhẹ như lệch mặt, méo miệng sau khi ngủ dậy, hãy vào ngay nơi kín gió, dùng kim chích vào rái tai và đầu ngón tay, ngón chân để giảm áp lực tim lên lòng mạch. Sau đó ăn sắn dây nóng và nằm yên tại chỗ.
 
Đối với tình trạng nặng chưa biết xử lý  thì cần làm ngay những việc sau : 
  • Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức (115):
  • Làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế qua điện thoại.
  • Giữ bình tĩnh và trấn an người bệnh.
  • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu hơi cao để tránh bị sặc nếu nôn mửa.
  • Nới lỏng quần áo, đặc biệt là vùng cổ.
  • Không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Không cố gắng lay hoặc di chuyển bệnh nhân quá nhiều.
  • Không áp dụng các phương pháp dân gian như cạo gió, bấm huyệt,...

7.Phòng ngừa đột quỵ

Thường thường thì những người đã từng bị đột quỵ lần một rồi thì cái tỷ lệ mà bị đột quỵ lần hai thì cực kỳ là cao và nếu như mà bị đột quỵ lần một sau đó bị xảy ra tiếp tình trạng đột kỵ một lần nữa thì cái tỉ lệ bị liệt hoàn toàn hoặc là tỷ lệ bị tử vong là rất là lớn cho nên là đối với người mà chưa bị đột quỵ hoặc những người đã từng bị đột quỵ rồi thì chúng ta phải thực hiện lối sống lành mạnh bao gồm những việc sau :
  • Không hút thuốc
  • Hạn chế rượu bia và đồ uống có cồn
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn uống quân bình âm dương, ưu tiên gạo lức, rau xanh, hạn chế đồ ngọt, thịt đỏ
  • Uống bột sắn dây nóng
  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu cao.
  • Tầm soát đột quỵ định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Bấm huyệt thường xuyên tại các vùng phản xạ trên bàn chân và bàn tay
 
Kết luận : 
Việc trang bị kiến thức về đột quỵ và cách xử lý khi gặp người bị đột quỵ là rất cần thiết. Hãy chia sẻ thông tin này đến người thân và bạn bè để cùng nhau bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

LƯU Ý :

Phương pháp Thực Dưỡng Hiện Đại là phương pháp ĂN UỐNG, SINH HOẠT, và VẬN ĐỘNG CƠ THỂ phù hợp với quy luật tự nhiên nhằm giúp KHÔI PHỤC HỆ LẠI HỆ  MIỄN DỊCH từ đó kích hoạt KĨ NĂNG TỰ CHỮA LÀNH của cơ thể . Đây KHÔNG PHẢI là PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH hay phương pháp ăn GẠO LỨT MUỐI MÈ (hay phương pháp ĂN SỐ 7) trong thời gian dài như mọi người vẫn nhầm tưởng . 

Thông tin trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị từ nhân viên y tế. Khi có vấn đề về sức khỏe hoặc cần hỗ trợ cấp cứu người đọc cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa.


                          


HỖ TRỢ TƯ VẤN SẢN PHẨM MIỄN PHÍ 


HOT LINE : 0968 62 63 09


 Zalo (Viber) : 0968 62 63 09

QUÉT MÃ ZALO QR CODE KẾT BẠN


FACEBOOK

>>> Chat FACE BOOK Click vào đây<<< 

-Email:thucduongthienan@gmail.com


DANH MỤC SẢN PHẨM 




            TRÀ DƯỠNG SINH                                    BỘT SẮN DÂY NGUYÊN CHẤT SADATA

                       

        >>> CLICK ĐỂ XEM<<<                                 >>> CLICK ĐỂ XEM<<< 


 DỤNG CỤ NHÀ BẾP THỰC DƯỠNG

>>> CLICK ĐỂ XEM<<< 

>>> CLICK ĐỂ XEM<<< 


         SẢN PHẨM HỖ TRỢ                                NGŨ CỐC, ĐẬU, HẠT

       

>>> CLICK ĐỂ XEM<<<                         >>> CLICK ĐỂ XEM<<< 


    TƯƠNG TAMARI (TƯƠNG 3 NĂM)                      BỘT DENTI

                   

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

CHIA SẼ TỪ CHUYÊN GIA LƯƠNG TRÙNG HƯNG

TIỂU ĐƯỜNG

PHỔI

MÁU HUYẾT

BỆNH DA LIỄU

CÁC BỆNH KHÁC

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Tổng truy cập 2,701,882

Đang online10

// ko cho copy //ko cho Right Click chuột