Cho dù chúng ta ăn bất kì loại thực phẩm , bánh , kẹo , đồ ngọt , sữa hay đường gì thì thì khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển hóa thành 3 loại đường sau :
1 . Đường Glucose .
2. Đường Fructose.
3. Đường Galactose.
Mỗi loại đường có những chức năng và chuyển hóa trong cơ thể khác nhau, cụ thể như sau :
+Có nhiều trong các loại khoai, ngũ cốc và các sản phẩm chế biến từ chúng
Đặc điểm của đường Glucose :
-Đường glucose là loại đường quan trọng và chủ yếu nhất mà cơ thể cần . Đường glucose giúp cung cấp năng lượng trực tiếp cho cơ thể và là thành phần tham gia xây dựng cấu trúc tế bào .
- Đường glucose có thể được kiểm soát bởi não bộ thông qua việc kích tuyến tụy sản sinh ra insulline để chuyển hóa glucose đến tế bào và “báo no” khi lượng glucose trong máu đã đủ. Do đó ăn glucose sẽ giúp kiểm soát lượng được lượng thức ăn dung nạp giảm nguy cơ béo phì.
-Đường glucose có thể dự trữ ở gan dưới dạng glycogen và khi cần có thể biến glycogen trở lại thành glucose.
-Đường glucose lđược Duy trì trung bình trong cơ thể lúc đói khoảng 4-6mml/L hoặc ở mức 100-140mg/dL .
-Khi glucose máu vượt quá ngưỡng thận (1,8g/l hay 10mmol/l), chúng sẽ bị đào thải vào trong nước tiểu.
Chú ý : Mặc dù đường glucose là loại đường cần thiết của cơ thể tuy nhiên chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ với nhu cầu . Việc lạm dụng đường Glucose quá mức có thể làm quá tải tụy do phải làm việc nhiều để duy trì lượng đường glucose trong máu ở mức bình thường. Về lâu dài tuyến tụy không tiết đủ insuline làm lượng đường trong máu vượt mức cho phép gây nên bệnh tiểu đường.
Là loại đường có nhiều trong các loại trái cây, mật ong các loại nước ngọt .
Đặc điểm của đường Fructose :
- Loại đường này không cung cấp năng lượng cho cơ thể, không làm tăng insuline .
- Cơ thể không cần Fructose về mặt sinh lý và cũng không tự tổng hợp được Fructose
- Khi vào cơ thể thì Đường Fructose được chuyển hóa ở gan và dự trữ dưới dạng Glycogen . Nếu gan đã đủ glucogen thì nó sẽ biến thành chất béo tích tụ ở gan lâu dài dẫn đến bệnh béo phì, gan nhiễm mỡ … Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo về tác hại của đường Fructose việc hạn chế tối đa việc nạp Fructose vào cơ thể.
+Đường Galactose có nhiều trong sữa động vật , sữa chua
+Đặc điểm của đường galactose :
- Đường galactose được hấp thụ vào gan và được chuyển hóa chủ yếu thành glucose để cung cấp năng lượng hoặc được chuyển thành glycogen để dự trữ.
- Đường Galactose dẫn đến lượng glucose trong máu và insulin thấp hơn so với việc uống glucose.
Các loại đường được sử dụng để dùng trong thực phẩm chế biến món ăn thường ở dạng đường đôi Đường đôi (Disaccarit) là sự kết hợp giữa 2 phân tử đường đơn đã nói ở phần trên với nhau . cụ thể :
Đường Saccarose còn gọi là đường mía vì chúng có nhiều trong mía và các loại đường làm từ mía như : mật mía, đường thô, đường cát vàng, đường tinh luyện. Ngoài ra chúng còn có mặt trong các loại đường làm từ củ cải đường, đường thốt nốt ….
Đường Saccarose là sự kết hợp giữa đường Glucose và Fructose . Do đó khi sử dụng các loại đường dạng này chúng ta nạp vào cơ thể 50% đường Fructose và 50% đường Glucose . Về mặt lợi hại của mỗi loại đường này chúng tôi đã nói ở trên .
Đường Mantose còn gọi là đường mạch nha (barley malt) hay đường của ngũ cốc. Mantose được tạo thành bằng cách lên men các loại ngũ cốc (lúa mạch , lúa nếp, yến mạch..) . Quá trình lên men này sẽ cắt mạch tinh bột (gồm một chuổi dài các phân tử glucose ) thành từng cặp gồm 2 phân tử glucose với nhau.
Khi ăn mạch nha thì chúng ta nạp vào 100% đường Glucose . Như vậy nó sẽ có những lợi ích về mặt sức khỏe hơn chúng ta dùng đường mía (Saccarose) hoặc đường trái cây (Fructose). Chính vì thế mạch nha thường được dùng trong chế độ ăn giảm cân , chế độ ăn thực dưỡng.
+ GẦN ĐÂY TẠI NHẬT SAU THỜI GIAN NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG CÁC HÀ KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ : NẾU NGÂM HẠT GẠO LỨT QUA ĐÊM CHO HẠT GẠO GẦN NHƯ NỨT MẦM MẠ RỒI ĐEM NẤU CƠM HAY CHÁO THÌ RẤT BỔ DƯỠNG CHO CƠ THỂ .
MẠCH NHA NẾP LÀM TỪ MẦM MỘNG CỦA GẠO CŨNG LÀM TỪ CÁCH CHO HẠT GẠO NẢY MẦM RỒI ĐEM NẤU DO ĐÓ CHÚNG CÓ RẤT NHIỀU LỢI ÍCH CHO SỨC KHỎE NHƯ :
- CHỐNG MỆT MỎI
- HẠ MỨC ĐẠM KHI ĂN NHIỀU THỊT (TỐT CHO BỆNH GOUT)
- ĐIỀU HÒA ĐƯỜNG HUYẾT VÀ HUYẾT ÁP
- TẠO HỒNG CẦU, NGỪA CHỨNG THIẾU MÁU,
- RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT.
- HƠN NỮA CHẤT BÉO TRONG MẦM MỘNG CHỨA NHIỀU AXIT BÉO KHÔNG NO CÓ TÁC DỤNG TỐT CHO CÁC BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH , LỌC MÁU LÀM DA DẼ MỊN MÀNG , CUỐN CÁC CHẤT ĐỘC NHƯ : THỦY NGÂN VÀ ĐÀO THẢI RA KHỎI CƠ THỂ.
+Đường Lactose có mặt trong sữa động vật và các chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai…Lactose khi vào cơ thể thủy phân chuyển thành đường Glucoza và galactoza.
+Tuy nhiên để quá trình phân tách đường Lactose xãy ra cần có sự tham gia của men Lactase ở phần trên của ruột non. Ở một số người cơ thể không sản xuất được men Loctase thì đường Lactose sẽ không được phân tách và sẽ không được hấp thu vào máu mà bị tồn đọng ở ruột và bị tống ra ngoài dưới dạng tiêu chảy. Hiện tượng này gọi là bất dung nạp đường Lactose.
Qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về các loại đường cũng như phân tích về lợi ích và hạn chế của chúng.
Hầu như các loại đường từ từ trái cây, mật ong, đường mía, đường thốt nốt …chứa nhiều Fructose cơ thể không cần và dễ dàng chuyển thành chất béo gây các bệnh lý như gan nhiễm mỡ và tim mạch không có lợi cho sức khỏe.
Đường từ sữa cũng chuyển hóa thành đường glucose tuy nhiên ở một số người không hấp thu được dễ gây tiêu chảy .
Đường mạch nha làm từ ngũ cốc loại đường duy nhất chứa nhiều glucose và cần thiết cho cơ thể phù hợp với người ăn thực dưỡng , người giảm cân . Tuy nhiên dùng nó với liều lượng hợp lý để tránh gây bệnh tiểu đường nhé . Để tìm hiểu thêm về đường mạch nha và những lợi ích của nó bạn đọc có thể xem bài viết :
Gửi bình luận của bạn